Bông cải xanh, còn gọi là súp lơ xanh có tên khoa học là Brassica oleracea L. italic, từ lâu đã là một loại
rau quả xanh quen thuộc với người Việt nam. Nó là một loại thực phẩm tăng cường sức khỏe vì có hàm
lượng cao các hóa chất thực vật như phytochemical (có hoạt tính sinh học như glucosinolates là tiền
chất của sulforaphan), hợp chất phenolic, vitamin C và khoáng chất. Chế độ ăn nhiều Bông cải xanh
được cho là có vai trò tích cực trong phòng ngừa các bệnh mãn tính như bệnh lý tim mạch và ung thư
nhờ khả năng chống oxy hóa của các hóa chất thực vật có trong nó.
Cho tới nay, người ta mới chỉ sử dụng hoa của Bông cải xanh, chiếm khoảng 30% toàn bộ cây Bông cải
xanh, việc sử dụng lá và thân cây vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu về khả năng chống oxy hóa và chống
ung thư hầu hết chỉ phân tích trên hoa của Bông cải xanh. Một nghiên cứu mới đây của Domínguez-
Perles và cộng sự đã cho thấy nồng độ các chất chống oxy hóa và chống ung thư ở lá và thân cây cao
hơn nhiều lần so với hoa của nó. Trong nghiên cứu người ta tiến hành đo tổng hàm lượng phenol và
sulforaphane, và các hoạt động chống oxy hóa và chống ung thư ở lá, cuống lá và thân của các giống
cây khác nhau là cây chín sớm (Kyoyoshi), cây chín vừa (Nottil 96) và cây chín muộn (SK3-085) trong các
thời điểm thu hoạch khác nhau.
Kết quả: Hàm lượng phenolics đo được trong lá của cây chín sớm (Kyoyoshi) cao hơn khoảng 1,8 tới 12,1
lần so với hàm lượng phenolics trong lá của các giống cây còn lại còn lại và cũng cao hơn so với hàm
lượng phenolics đo được trong các bộ phận khác của nó (cây chín sớm). Hàm lượng sulforaphane của
cây chín sớm (Kyoyoshi) trong thân cây cao gấp 2,8 lần so với trong hoa. Khả năng hấp thụ gốc oxy hóa
là cao nhất ở cây chín sớm (Kyoyoshi), tiếp theo là cây chín vừa (Nottil 96) và cây chín muộn (SK3-085)
Đáng chú ý nhất là ở những chiếc lá được thu hoạch ở giai đoạn cây chưa chín. Hoạt động ức chế tăng
trưởng tế bào chống lại các dòng tế bào NCI-H1299 là cao nhất trong lá của tất cả các giống cây và theo
thứ tự giảm dần là hoa, cuống lá và thân. Lá được thu hoạch vào tháng 10 (giai đoạn không ra hoa) có
hoạt động ức chế cao nhất, trong khi những chiếc lá được thu hoạch vào tháng 1 (bông cải xanh chín)
cho thấy thấp nhất.
Như vậy, không chỉ hoa mà các sản phẩm phụ của Bông cải xanh như lá, cuống lá và thân từ các giống
khác nhau có tác động chống oxy hóa và chống ung thư. Nó nên được sử dụng không chỉ làm thực phẩm
hàng này mà có tiềm năng to lớn làm nguyên liệu thực phẩm chức năng trong ngành công nghiệp thực phẩm.
BS Nguyễn Thị Thu Nguyệt tổng hợp và biên soạn